Bị chó cắn không chảy máu có bị dại không?

Khi bị chó cắn tuy không chảy máu nhưng bạn không nên chủ quan, hãy mời Bác sĩ thú ý khám và theo dõi, nếu con vật có biểu hiện của bệnh dại cần tiêm phòng ngay.
15:48 | 11/07/2019

Bị chó cắn không chảy máu có bị dại không?

 
Chó là vật nuôi phổ biến ở các gia đình, hầu hết được nuôi ở khắp mọi miền đất nước. Chó được coi là vật nuôi tương đối an toàn, tuy nhiên nếu không được tiêm phòng đầy đủ thì chó có nguy cơ mắc bệnh dại và bệnh có thể lây sang cho người nếu như bị cắn.
 
Khi người bị chó cắn thì virus dại sẽ lây từ nước bọt của chó, qua vết thương hở vào trong máu của người. Tuy nhiên trường hợp nếu nạn nhân không bị chảy máu, tức là da vẫn có sự lành lặn nên nếu chó có bị dại thật thì nạn nhân cũng không bị lây bệnh.
 
 bị chó cắn không chảy máu, da còn lành lặn thì không bị mắc bệnh dại
 
Trong trường hợp bị chó cắn dù không chảy máu nhưng có bầm tím mà con vật nghi mắc bệnh dại, về dịch tễ học thì địa phương có lưu hành dịch bệnh, thì nạn nhân cần được tiêm phòng.
 
Vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới (Verorab) được tổ chức y tế thế giới đánh giá là an toàn và khuyến cáo sử dụng, vắc xin được điều chế từ vi rút bất hoạt, do đo không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêm phòng. Cũng tương tự như việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh khác, một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin phòng dại như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt…

Nếu như không có khả năng theo dõi được con vật, thì việc tiêm phòng là cần thiết. Nếu như có thể theo dõi được con vật thì cần nhốt nó lại, mời Bác sĩ thú ý khám và theo dõi, nếu con vật có biểu hiện của bệnh dại cần tiêm phòng ngay.
 
 
Bị chó cắn không chảy máu - Tuyệt đối không được nặn máu vì động tác đó sẽ làm dập mô làm cho virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể 
 
Nếu con vật đã được tiêm phòng dại, hiện không có triệu chứng nghi ngờ bệnh dại, địa phương không có lưu hành bệnh dại thì có thể theo dõi con vật trong tối thiểu 10 ngày, nếu sau 10 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể không cần tiêm phòng.
 
Tuyệt đối không được nặn máu vì động tác đó sẽ làm dập mô làm cho virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể. Nếu nghi ngờ bị chó dại cắn thì phải tiêm vắc xin phòng dại.
 
Nếu vết cắn vùng cổ mặt, gần thần kinh trung ương thì phải xử trí cấp cứu ngay (tiêm huyết thanh kháng bệnh dại trong vòng 72 giờ). Triệu chứng bệnh dại lên cơn: sau khi bị chó, mèo cắn trung bình khoảng 40 ngày (có thể ngắn hơn là 7 ngày và dài hơn tới 6 tháng, 1 năm) có biểu hiện bất thường như thảng thốt, lo âu, buồn bã hoặc mất ngủ sau đó biểu hiện cơn dại với 2 thể là thể hung dữ (sợ gió, sợ nước, nhổ vặt nước bọt…) và thể liệt (liệt từ dưới lan lên trên kèm theo bí tiểu tiện…).
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/07/11/Rùng mình xem đoạn phim bé trai phát bệnh dại vì bị chó cắn mà không dám nói với bố mẹ_11072019151152.mp4[/presscloud]
Rùng mình đoạn bé trai phát dại vì bị chó cắn
 
 
Hồng Nhung (t/h)

comment Bình luận