Bí ẩn giếng Trân Phi: Cái chết tức tưởi của vị sủng phi dưới giếng sâu và kho báu không ai dám lấy

Tử Cấm Thành (Cố Cung) vốn là nơi chúa nhiều của cái, châu báu. Không ít trong số đó được cho là bị đem giấu trong Giếng Trân Phi nhưng lại không ai dám khai quật.
11:25 | 07/11/2019
Tử Cấm Thành rộng 720.000 mét vuông, diện tích được dựng thành nhà ở là 150.000 mét vuông, có 70 khu vực cung điện lớn nhỏ, 9000 căn phòng và 70 chiếc giếng cổ. Mặc dù có số lượng giếng như vậy, nhưng đáng ngạc nhiên là cuối triều Thanh người trong cung lại không dùng nước ở giếng để uống, nước vẫn được chuyển từ ngoài cung vào. Thậm chí, ngay cả nước để tưới cây, chữa cháy cũng được lấy từ bên ngoài. Lý do là bởi nước giếng bị nhiễm bẩn, nhiễm độc. Chính những người trong cung còn đồn rằng nước trong cung có chất lượng không đảm bảo bởi có nhiều người đã tự vẫn dưới giếng...

Hoàng cung bấy giờ không còn sử dụng Giếng để chứa nước nữa, do đó mà có thuyết đã thuật lại một số trường hợp như: Hoạn quan và cung nữ khi ăn trộm đồ vật trong cung nếu không tuồn được ra ngoài bán lấy tiền được thì sẽ phi tang bằng cách ném xuống giếng trong cung.
 
Giếng Trân Phi - nơi được coi là chứa nhiều vật báu, cũng là nơi Trân Phi bị đẩy xuống.
Giếng Trân Phi - nơi được coi là chứa nhiều vật báu, cũng là nơi Trân Phi bị đẩy xuống.
 

Nơi giấu châu báu nhưng không ai màng tới

 
Giếng Trân Phi trước đây cũng là một nơi dùng để tiêu huỷ những món đồ được cho là “vô dụng” đối với nhà vua và các hoàng thân quốc thích. Nếu như ngọc ngà châu báu là những vật quý báu đối với người bình thường thì trong mắt vua và các hoàng thân thích đôi khi chúng chỉ là những món đồ chơi hay vật trang trí. Có những thứ họ thích, có thứ họ chẳng thèm đoái hoài nên chính họ sẽ ra lệnh ném xuống giếng như một cách tiêu hủy vật vô dụng. Ngày nay thì Tử Cấm Thành không còn là nơi cấm cung nữa. Chưa kể nó còn trả qua bao nhiêu biến cố bị cướp bóc. Về lý mà nói, các nhà khảo cổ, các đội quân chống lại triều đình hoặc thường dân có thể vào trong cung khai phá những chiếc giếng cổ vì mục đích khác nhau. Nhưng tại sao đa phần mọi người vẫn thờ ơ với việc này?
 
Theo sử sách, giếng Trân phi chính là nơi mà sủng phi của Vua Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu hại chết. Cái chết của bà không chỉ gây tranh cãi rất lớn trong giới sử gia mà còn làm chấn động cả triều đình nhà Thanh khi đó. Chính vì vậy mà khi xác Trân phi được vớt lên sau 1 năm bị sát hại, người ta đã lấy tên bà để đặt cho cái giếng này nhưng một bằng chứng về sự độc ác của Từ Hi Thái hậu cùng sự nhục nhã của nhà Thanh khi bị người nước ngoài tấn công đến tận kinh thành và phải tháo chạy.
 
Trân phi vốn xuất thân từ gia tộc Tha Tha Lạp Thị rất có thế lực. Ông nội bà từng làm Tổng đốc Thiểm Tây và Cam Túc. Cha bà là Trường Tự - Hữu thị lang của bộ Hộ (quản lý tài chính tiền bạc). Bà là con vợ lẽ nhưng vì từ nhỏ sinh sống ở Quảng Châu, tiếp xúc với người nước ngoài nhiều nên tính cách rất hoạt bát và lanh lợi, thích tìm hiểu những cái mới liên quan đến phương Tây. Bà cũng rất thích chụp ảnh và giả trai. Cũng nhờ tính cách đặc biệt này mà sau khi vào cung, Trân phi rất được Vua Quang Tự yêu thương.
 
Ban đầu bà được phong làm Trân tần sau đó thăng lên làm Trân phi. Tuy nhiên vì tính cách phóng khoáng, ghét lễ nghi ràng buộc lại hay được Vua Quang Tự đưa đến thư phòng bàn chuyện triều chính nên bà không được lòng Từ Hi và từng bị giáng xuống làm quý nhân.
Chẳng những thế Từ Hi còn cho người lột quần áo Trân phi ra để đánh đòn. Vì chuyện này mà Vua Quang Tự đã phải quỳ gối trong cung của Từ Hi Thái hậu đến hơn 2 tiếng để năn nỉ nhưng không thành.
 

Vì sợ hãi linh hồn của Trân phi?

 
Dù không được lòng Từ Hi Thái hậu nhưng Trân phi lại nhận được tình yêu rất chân thành của Hoàng đế Quang Tự. Thuở ấy Vua Quang Tự luôn mong muốn cải cách học hỏi các nước phương Tây và phá bỏ những quy định cũ kỹ của triều đại phong kiến. Trong chốn hậu cung chỉ có Trân phi là người ủng hộ các quyết định của hoàng đế, dựa vào những hiểu biết về phương Tây bà đã giúp đỡ Vua Quang Tự rất nhiều trong việc cải cách.
 
Giếng Trân Phi – nơi chứa kho báu mà không một ai dám lấy
 Vua Quang Tự và vị sủng phi giúp ông nhiều trong việc cải cách đất nước.
 
Một cung nữ từng ở trong Tử Cấm Thành thời Vua Quang Tự hé lộ, ông là người rất đa nghi và hay thay đổi thất thường. Đêm khuya đọc tấu sớ Vua Quang Tự thường nổi giận đập bàn ném đồ đạc và chửi bới ầm ỹ. Chính vì vậy mà người hầu không ai dám thân cận ông. Chỉ có mỗi Trân phi là không bao giờ bị ông mắng mỏ hay sợ hãi tính cách của Vua Quang Tự. Thư phòng của Hoàng đế bị coi là cấm địa, phi tần không được bước chân vào. Tuy nhiên Quang Tự lại rất thích gọi Trân phi đến đây để cùng ông bàn bạc chuyện triều chính. Mỗi lần như thế, Trân phi thường giả dạng bằng cách mặc đồ hàng ngày của Vua hay mặc đồ thái giám.
 
Trân phi được sủng ái đồng nghĩa với việc Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu - cháu gái của Từ Hi Thái hậu bị Hoàng đế hắt hủi, lạnh lùng. Hoàng hậu thường xuyên nói xấu Trân phi với Từ Hi khiến Thái hậu ngày càng ghét Trân phi hơn. Năm Quang Tự thứ 24 (1898), vì muốn cản trở phái duy tân và các cải cách của Vua Quang Tự, Từ Hi Thái hậu đã bắt nhốt Trân phi vào lãnh cung suốt 2 năm trời. Năm Quang Tự thứ 26, liên minh 8 nước tấn công vào Bắc Kinh, Từ Hi và mọi người vội vàng tháo chạy, còn Trân phi thì bị ném xuống giếng.
 
 Trân phi chết tức tưởi dưới giếng sâu khiến nơi đây trở nên đáng sợ.
 Trân phi chết tức tưởi dưới giếng sâu khiến nơi đây trở nên đáng sợ.
 
Trong tác phẩm Trân Phi Và Dấu Ấn Trân Phi ghi rõ, trước khi đi Từ Hi thái hậu vẫn không quên tranh thủ cơ hội để giết Trân phi. Giữa lúc rối loạn bà lại ra lệnh cho Thôi Ngọc Quý hành quyết xử tử Trân phi khiến thái giám, cung nữ sợ hết hồn, không ai dám lên tiếng. Thôi Ngọc Quý vào tận nơi ở của Trân phi, lôi bà đến miệng giếng. Khi Trân phi quỳ xuống đất xin được gặp Từ Hi Thái hậu,Hắn không đáp ứng mà đạp bà xuống. Sợ chưa đủ, hắn còn cho người ném xuống giếng mấy khối đá lớn. Phải đến 1 năm sau Từ Hi thái hậu mới cho người nhà của Trân Phi được đem thi hài đi an táng.
 
Vào tháng 8 năm 1900, liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh, Từ Hi Thái Hậu cùng triều đình phải chạy lánh nạn về Tây An. Lúc này, do số lượng của cải, châu báu rất nhiều, không thể mang đi hết một cách nhanh chóng nên thuộc hạ của bà đã đem ném số còn lại xuống giếng Trân Phi. Cùng với chết tức tưởi của vị ái phi Thanh triều, người ta đồn đoán rằng đêm đêm vẫn còn nghe thấy tiếng khóc than của bà, tiếng khóc của sự oan ức và uất hận. Vì thế mà nơi đây trở thành địa điểm đáng sợ không ai dám lui tới. Mục đích của những kẻ ném châu báu, ngọc ngà xuống dưới Giếng Trân Phi là để không ai có thể tìm ra số báu vật đó, sau này tiện bề lấy lại.

Hay sự thật là không còn báu vật nào?

 
Đầu tiên, đúng là châu báu được giấu xuống giếng Trân Phi khi có biến loạn, Tử Cấm Thành bị chiếm đóng nhưng sau khi triều đình nhà Thanh đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu trở về từ Tây An thì những kẻ hầu người hạ trong cung cũng đã tìm cách lấy lại những thứ họ đem giấu, chứ không phải vứt bỏ là xong
 
Thứ hai, khi nhà Thanh sụp đổ, (với việc vua Phổ Nghi nhà Thanh ban bố "Tuyên Thống Thoái Vị Thư" (chiếu thoái vị của Tuyên Thống) thì triều đại này chính thức sụp đổ vào năm 1912) vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi vẫn được chính quyền mới của Trung Quốc cho phép ở trong Tử Cấm Thành sinh hoạt như bình thường, chỉ là bị giám sát chặt chẽ mà thôi. Tuy nhiên, Phổ Nghi không còn là vua nữa nên đương nhiên sẽ không có chuyện ông ta thu được thuế hay cống phẩm để sống vương giả nữa. Trong tự truyện "Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi" do Phổ Nghi viết thừa nhận rằng để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và trả lương cho người hầu thì ông đã phải bán rất nhiều vàng bạc, trang sức, cổ vật, trong đó có cả việc phải tìm những thứ trước đó bị đem giấu ở các nơi trong cung bao gồm cả những thứ bị đem xuống giếng.
 
Thứ ba, ngay cả khi châu báu còn nhiều dưới giếng thì việc phá bỏ hay chui xuống giếng cũng không hề đơn giản. Vì miệng giếng trong Tử Cấm Thành rất hẹp. Chưa kể người ta còn cho rằng giếng trong cung được liên kết với nhau tạo thành một bể ngầm dưới lòng đất chứ không đơn thuần là có đáy như bình thường nên việc mạo hiểm chui xuống hay phá giếng. Trước kia, khi giấu châu báu xuống giếng có thể người ta không đơn thuần là ném bừa xuống mà có cách nào đó để chỉ có chính người đã giấu mới có thể lấy lại được.
 
 Bia tưởng niệm Trân phi tại nơi bà chết.
 Bia tưởng niệm Trân phi tại nơi bà chết.
 
Cuối cùng, trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ chiến tranh loạn lạc sau khi nhà Thanh sụp đổ. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học có thể đã rất muốn bảo vệ văn vật, cổ vật nên dù rất khó khăn cũng đã tìm nhiều cách khác nhau để lấy được nhiều nhất cổ vật trong giếng Trân Phi nếu có thể rồi đem chuyển đi hoặc thậm chí là di dời miệng giếng. Mục đích là để bảo tồn giá trị lịch sử khỏi sự tàn phá của chiến tranh.
 
Như vậy, có nhiều giai thoại về châu báu, cổ vật bị đem giấu dưới giếng Trân Phi  trong Tử Cấm Thành nhưng cũng có cơ sở lịch sử để cho thấy rằng số của cải đó đã bị "khai thác" hết. Chưa kể việc phá bỏ hay khai quật giếng Trân Phi là điều không thể.
 
Vậy nên, giếng Trân Phi trong Tử Cấm Thành giờ đây đã được bảo tồn như là một minh chứng lịch sử, nơi chứa đầy những bí ẩn đáng sợ.
 

Bích Ngọc (dịch)
comment Bình luận