Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Đặt stent điều trị hẹp niệu đạo, niệu quản tái phát hiệu quả

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 tiến hành đặt stent điều trị hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản thành công cho hai ca trong năm 2018.
11:31 | 28/11/2019

Nỗi lo biến chứng sau phẫu thuật 

Bệnh nhân N.A.H, 70 tuổi được tiến hành mổ nội soi cắt tiền liệt tuyến vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân có biến chứng hẹp niệu đạo màng, tiếp tục tiến hành mổ xẻ niệu đạo trong tháng 12/2017 và nong niệu đạo định kỳ sau đó. Nhưng bệnh nhân gặp phải tình trạng đái khô, tia tiểu nhỏ. Sau đó, bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện TWQĐ 108 đặt stent niệu đạo BUS R80. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiểu dễ, tia tiểu to.
 
Một trường hợp khác, bệnh nhân P.V.K, 40 tuổi được mổ nội soi tán sỏi niệu quản trái 2 lần năm 2016, 1 lần năm 2017. Thế nhưng vào tháng 6/2017, bệnh nhân được chẩn đoán xác định hẹp niệu quả và mổ tạo hình niệu quản. Sau mổ, niệu quản vẫn hẹp, bệnh nhân bị đau tức thắt lưng trái, thỉnh thoảng có đợt viêm bể thận trái và phải đặt lưu stent JJ thường xuyên. Ngày 18/01/2018, bệnh nhân đã được đặt stent URS-O-R-10-120, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, stent ở vị trí tốt. Sau 4 ngày bệnh nhân hết đau và stent ở vị trí mong muốn. 
 
Điều trị hẹp niệu đạo tái phát không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc
Điều trị hẹp niệu đạo tái phát không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc
 
Niệu đạo là một phần quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhận nhiệp vụ chính là đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả hai giới. Còn riêng với nam giới, niệu đạo có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục. Niệu đạo được ví như "vòi nước", khi một đoạn nào đó của ống bị hẹp, dù ngắn hay dài dòng chảy cũng sẽ bị gián đoạn đáng kể. Và khi niệu đạo hẹp nhiều, sẽ làm giảm lưu lượng dòng nước tiểu, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, tia tiểu nhỏ.
 
Hẹp niệu đạo có thể là bệnh hoặc là do biến chứng sau phẫu thuật, xảy ra ở nam giới phổ biến hơn nữ giới. Bởi niệu đạo nam dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh hơn. Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Và tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ gây ra suy thận, bệnh cũng khiến quý ông không còn "mặn mà "chuyện ấy". Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng liệt dương, xuất tinh sớm, thậm chí là vô sinh.
 
Để hạn chế khả năng mắc bệnh hẹp niệu đạo bằng các giảm các yếu tố nguy cơ. Bạn cần có các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm; duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn; khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời... Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần khám lâm sàng, chụp hình niệu đạo bằng X-quang hoặc siêu âm, soi niệu đạo. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: nong niệu đạo, xẻ niệu đạo, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép... Tuy nhiên, các thủ thuật vẫn có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng, có tỷ lệ tái phát cao. 
 
Trong đó, đặt stent niệu đạo điều trị hẹp niệu đạo được biết đến là phương pháp hạn chế xâm lấn tối thiểu, đem lại hiệu quả cao.
 

Phương pháp đặt stent niệu đạo 

Hẹp niệu quản ít gặp hơn hẹp niệu đạo nhưng điều trị triệt để cũng gặp khó khăn. Hẹp niệu quản là hậu quả của tổn thương lành tính (bẩm sinh, do sỏi, viêm nhiễm, sau điều trị) hoặc do tổn thương ác tính chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài vào. Các đặc điểm lâm sàng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân hây hẹp niệu quản. Mố số dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm: đau thắt lưng, cơn đau quặn thận, rối loạn tiểu tiện...
 
Điều trị hiện tại có thể phẫu thuật tạo hình hoặc đặt stent JJ niệu quản. Phẫu thuật được chỉ định cho một số trường hợp và cũng có tỷ lệ biến chứng như tái phát, lưu thông niệu quản mới không tốt. Trong khi đó, đặt stent JJ có nhiều nhược điểm: phải thay thế sau 3-6 tháng, gây đau khó chịu, nhiễm khuẩn, tạo sỏi... 
 
Điều trị hẹp niệu đạo tái phát bằng phương pháp đặt stent
Điều trị hẹp niệu đạo tái phát bằng phương pháp đặt stent
 
Trên thế giới, phương pháp đặt stent điều trị hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản là phương pháp tiếp cận ít sang chấn, cho hiệu quả cao, bắt đầu được sử dụng từ những năm 90. Thủ thuật này đặt một stent kim loại vào niệu đạo bằng cách sử dụng một ống soi. Nhưng phát triển mạnh gần đây khi stent bao phủ hoàn toàn bằng silicon, tránh được một số nhược điểm như tạo sỏi hoặc niêm mạc phát triển vào lòng stent, được phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Một số nghiên cứu bước đầu về loại stent này đưa ra kết quả điều trị trung dài hạn rất tốt.
 
Những lưu ý cho bệnh nhân đặt stent điều trị hẹp niệu quản, niệu đạo: người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; báo ngay cho bác sĩ nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu; đau thường xuyên và không thể chịu đựng nổi tại vị trí đặt stent; các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu); stent rơi ra ngoài và đi tiểu ra máu nhiều hơn một cách đáng kể... bạn cần tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
 
 
Như Quỳnh (t/h)
 
comment Bình luận