Bệnh viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp vảy nến gây ra những cơn đau ở các khớp đột ngột và kéo dài. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới các khớp và sức khỏe người bệnh.
8:30 | 10/12/2019

Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?

 

Viêm khớp vảy nến là một trong những biến chứng của bệnh vẩy nến khi bước sang giai đoạn nặng, hay còn gọi là các biến chứng của bệnh vẩy nến. Bệnh gây viêm một số khớp nhất định, ở các vùng như ngón tay, cổ và lưng dưới. Bệnh viêm khớp vản nến thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
 
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp vảy nến, trước tiên phải kể đến yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến da; rối loạn chức năng miễn dịch do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài; tâm lý thường xuyên lo lắng, áp lực cũng khiến bệnh phát triển. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị vẩy nến không có chỉ định của bác sĩ cũng có thể khiến bệnh vẩy nến biến chứng sang viêm khớp vảy nến.
 
Mắc bệnh vảy nến kéo dài làm xuất hiện viêm khớp vảy nến
Mắc bệnh vảy nến kéo dài làm xuất hiện viêm khớp vảy nến
 
Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống cơ xương. Đặc biệt là các khớp ngoại biên ở các ngón tay, ngón chân cũng như cổ tay, đầu gối. Những triệu chứng thường gặp như:
 
Sưng đau các khớp trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tự biến mất, có thể bị mẩn đỏ và cảm giác nóng ở chỗ đau; đau nhức ở các bắp thịt và dây chằng gắn vào xương, đặc biệt là ở gót chân và phần dưới cùng của bàn chân.
 
Viêm cột sống, viêm đốt cuộc sống gây đau và cứng khớp của cổ và lưng dưới.
 
Các ngón tay, ngón chân sưng đỏ và đau.
 
Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng ngoài da khác như: Da đỏ và vảy nến phát triển, móng bị mủn và dễ gãy. Những cơn đau ở các khớp có thể xảy ra đột ngột vào kéo dài. Nếu không được được điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ khớp, sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
 

Điều trị viêm khớp vảy nến

 

Như đã nói ở trên, sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sẽ là yếu tố gia tăng sự xuất hiện của bệnh viêm khớp vảy nến. Theo thống kê, có đến 10% - 20% người mắc vảy nến bị viêm khớp vảy nến, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là ngang nhau.
 
Viêm kết mạc là triệu chứng khác của viêm khớp vảy nến
Viêm kết mạc là triệu chứng khác của viêm khớp vảy nến
 
Để chẩn đoán viêm khớp vảy nến, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bệnh nhân và khám lâm sàng. Hiện tại không có một xét nghiệm nào có thể đảm bảo chuẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh có trùng triệu chứng khác như thấp khớp hay bệnh gout. Trong đó,chụp X quang và chụp MRI giúp các bác sĩ xác định các thay đổi trong khớp có liên quan đến viêm khớp vảy.
 
Ngoài ra có thể chẩn đoán bệnh nhờ vào xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF. Yếu tố dạng thấp là một kháng thể thường xuất hiện trong máu bệnh nhân bị thấp khớp, nhưng thường không có trong máu bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến. Do đó, xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguy cơ bệnh thấp khớp. Và cũng để loại trừ khả năng người bệnh mắc bệnh gout, bác sĩ sẽ xét nghiệm chất dịch trong khớp. Xét nghiệm dịch trong khớp tìm các tinh thể axit uric – tinh thể thường thấy ở người mắc bệnh gout chứ không phải bệnh viêm khớp vảy nến.
 
Người bệnh cần tuân theo chỉ định bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan
Người bệnh cần tuân theo chỉ định bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan
 
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh viêm khớp vảy nến hoàn toàn. Phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện giờ là kết hợp thuốc, vật lý trị liệu và tập thể dục. Các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể giúp giảm đau và sưng. Nếu thuốc kháng viêm không hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể cây thuốc đặc trị vẩy nến nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng phụ nghiêm trọng và cần được theo dõi cẩn thận.
 
Bạn nên có kiến thức về bệnh viêm khớp vảy nến, vì đây là bệnh suốt đời tập thể dục cũng quan trọng không kém. Điều này giúp các khớp chuyển động đúng cách và làm khỏe cơ chân tay. Nghỉ ngơi và vận động giúp bạn xua tan mệt mỏi và quên đi tình trạng bệnh của mình.
 
Bạn cũng có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình bằng cách: Dùng thuốc theo chỉ định; bảo vệ khớp; giữ cân nặng ổn định; sử dụng túi chườm nóng và lạnh… Đặc biệt giữ cho tinh thần thoải mái.
 
 
Như Quỳnh (t/h)
 
comment Bình luận