Bệnh gút là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh gút (gout) hay còn gọi là bệnh thống phong thường gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên. Ngày nay, tỷ lệ nguời mắc bệnh gút ngày càng tăng và trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và nhận thức sai lầm về bệnh.
8:14 | 08/08/2019
Bệnh gút còn được mệnh danh là “bệnh của người giàu” là một dạng viêm khớp nguy hiểm và rất khó chữa. Bệnh khởi phát khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài gây lắng đọng các tinh thể tại khớp và khiến khớp bị sưng đau và nguy cơ cao mắc các bệnh suy thận, tim mạch, sỏi thận. Vì thế, các bác sĩ đều cho rằng gout là một bệnh lý toàn thân chứ không chỉ tập trung cục bộ ở khớp như từng được quan niệm cũ.
 
Khi bị gút, người bệnh sẽ phải hứng chịu các cơn đau, sưng tấy ở vùng khớp ảnh hưởng lớn tới vận động cũng như sinh hoạt. Theo thống kê, tỉ lệ nam giới trung niên mắc bệnh thường cao hơn ở nữ giới do các gen bất thường, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, hút thuốc và rượu bia nhiều.
 
bệnh gút là gì
Bệnh gút là một dạng viêm khớp nguy hiểm và rất khó chữa.

 

Bệnh gout có nguy hiểm không?

 
Hiện nay, cuộc sống hiện đại khiến tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhưng hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn hạn hẹp và thường chủ quan trước những biến chứng nguy hại. Theo các bác sĩ khuyến cáo, bệnh gout gây ra những cơn đau khiến người bệnh khổ sở và gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh nếu không được ngăn chặn có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.
 
Hủy hoại khớp xương là một trong những biến chứng phổ biến. Các cục phồng bị bị loét là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập  gây nhiễm khuẩn. Tình trạng lắng đọng lâu ngày của tinh thể urat có thể làm biến dạng khớp, khiến cho các khớp cử động khó khăn. Nặng hơn có thể phải tháo khớp, đốt viêm dẫn đến cụt chi, tàn phế. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
 
Trong quá trình điều trị bệnh cũng có thể xảy ra tai biến ít gặp, ảnh hưởng tới cơ thể như dị ứng, bệnh tiêu hóa,… Vì thế, hiểu biết đúng về dấu hiệu, nguyên nhân và các biến chứng của gút để góp phần ngăn chặn, điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
 

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút bằng cách nào?

 

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh thường không có biểu hiện nào rõ ràng ngoại trừ việc sưng đau ở các khớp, nhất là ngón cái. Cơn đau sẽ xảy ra sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một thay đổi lớn về dinh dưỡng.
 
Người mắc bệnh gút thường gặp các triệu chứng sau:
 
Đau khớp: Sau một thời gian tích tụ tinh thể muối urat trong các khớp sẽ gây ra cơn đau, sưng đỏ ở ngón cái, khớp mắt cá chân, cổ tay, đầu gối hoặc các khớp nhỏ khác trên cơ thể. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Người bệnh trở nên nhạy cảm tới mức chỉ cần chạm nhẹ cũng rất đau đớn và hầu như không thể ngủ được.
 
Bệnh gút diễn tiến nặng khiến các khớp sưng đau, biến dạng
Bệnh gút diễn tiến nặng khiến các khớp sưng đau, biến dạng.
 
Đau kéo dài: Tình trạng đau khớp nghiêm trọng có thể kéo dài vài tiếng tuỳ theo từng người và sẽ thuyên giảm dần trong 2- 10 ngày.
 
Khó khăn trong cử động: Các khớp sưng đau khiến vận động khó khăn, hạn chế.
 
Xuất hiện những u nhú, sưng to, thường gọi là hạt tophi trên bàn tay, khuỷu tay, tai.
 
Trong các giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể bị sốt cao, nôn, cổ cứng.
 
Bệnh gút thường phát triển theo giai đoạn, triệu chứng giảm dần theo thời gian khiến người bệnh chủ quan nghĩ rằng đã khỏi hoặc do bệnh lý không đáng ngại. Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ ngày càng nặng và tái phát với nhiều biến chứng.
 
Đôi khi, những dấu hiệu bệnh gút có thể bị nhầm lẫn sang các dạng viêm khớp khác nên rất khó trong phòng ngừa và điều trị vì không đúng cách. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán.
 

Những nguyên nhân chính gây bệnh gút

 
Gout là bệnh lý về khớp khá phổ biến, có diễn biến phức tạp và khó có thể điều trị dứt điểm. Hầu hết chúng ta đều cho ràng “căn bệnh người giàu” thường chỉ gặp ở những người có điều kiện sống đầy đủ, những người có tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhưng tỉ lệ mặc bệnh ở người bệnh là nam giới trung niên cao hơn.
 
Tăng axit uric chính là khởi nguồn của bệnh gout. Axit uric được sinh ra từ quá trình phân hủy của purin có mặt trong các mô, tế bào của cơ thể. Purin cũng được hấp thụ tự nhiên thông qua các loại thức ăn như gan, nội tạng động vật, các loại đậu, cá cơm,…
 
Thông thường, axit uric tan trong máu vô hại và được đào thải qua nước tiểu. Nhưng khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric (trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 380 μmol/L ở nữ giới) chúng sẽ tích tụ dần hình thành các  tinh thể muối urat tại các khớp xương sưng tấy, đau cho người bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nồng độ axit uric gồm:
 
Nguyên nhân nguyên phát: Bệnh có thể do với yếu tố gen di truyền, cơ địa. Cơ thể người  bệnh lúc này tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tăng theo.
 
Nguyên nhân thứ phát: Là do tác động của các yếu tố bên ngoài khiến cho lượng axit uric tăng. Có thể kể đến các tác động từ thói quen ăn nhiều thực phaảm chứa nhân purin như nội tạng, thịt đỏ, cá, nấm hay thói quen uống rượu bia của nam giới. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau khớp cho người bệnh hiện nay.
 
Tăng bẩm sinh: Do cơ thể người bệnh bị thiếu HGPT ngay từ khi sinh ra làm cho nồng độ axit uric không ổn định. Trường hợp này khá ít và rất khó chữa.
 
Sự lặng đọng urat gây tổn thương các khớp
Sự lặng đọng urat gây tổn thương các khớp.

 

Biện pháp ngăn chặn và những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gút

 
Gút là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phức tạp, cần phải chữa trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Điều trị ngắn hạn chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, và bệnh sẽ tái phát trong thời gian nhất định. Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm, kiên trì theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
 

Phương pháp dùng Tây y chữa bệnh gout

 
Sau khi xác định bệnh, các bác sĩ thường chỉ định dùng các thuốc ức chế phản ứng tạo thành axit uric ví dụ như allpopurinol (Zyloric). Thuốc chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát. Hoặc các loại thuốc đào thải axit uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran); thuốc giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin.
 
Một điều đáng lưu ý, khi người bệnh uống thuốc và hết đau cũng đừng vội mừng. Đó chỉ là giai đoạn hết viêm tạm thời. Người bệnh nên nhớ, bệnh gút mãn tính thường kéo dài trong nhiều năm, thậm chí rất lâu trên dưới 10 năm. Đối với người bệnh đã ổn định không còn triệu chứng đau khớp và axit uric máu trở về bình thường vẫn cần tiếp tục điều trị thêm trong 3 tháng để ngăn ngừa tái phát (nếu chưa xuất hiện tophi) và trong trong 6 tháng nếu đã có tophi.
 
Dùng thuốc tây có ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng gây đau, thuốc dạng bào chế sẵn dễ uống và tiện lợi nhưng điều trị lâu dài có thể gây ra nhờn thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
 

Phương pháp Đông y chữa bệnh gout

 
Ngoài biện pháp sử dụng thuốc tây, người bệnh cũng có thể sử dụng các liệu pháp thiên nhiên mang lại hiệu quả khá tốt như: bài thuốc từ cây tía tô, hạt mã tiền, cây sói rừng, lá sake, lá ổi,… Có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng trong việc chữa bệnh nếu biết kết hợp và áp dụng đúng cách.
 
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí điều trị, thuốc là thảo dược dễ tìm, dễ uống, không gây ra các tác dụng phụ. Nhưng lại tốn thời gian và quá trình điều trị kéo dài hơn, hiệu quả của thuốc cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh.
 
 Sử dụng thảo dược tự nhiên là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh gút.
 Sử dụng thảo dược tự nhiên là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh gút.
 
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, tùy vào mức độ và chỉ định bác sĩ người bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp. Tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà bằng các cách chưa được kiểm chứng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
 

Cách phòng ngừa bệnh gút hiệu quả

 

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể phòng ngừa và giảm tình trạng bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống, mang lại hiệu quả cao giúp giảm nhẹ những cơn đau và bất tiện trong vận động.
 
Giảm nồng độ axit uric trong máu chính là cách hữu hiệu nhất để bệnh gút tránh xa bạn:
 
Ăn uống khoa học: Không nên ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm, cá mòi. Những thực phẩm này chứa nhiều purin là nguy cơ tăng axit uric. Nên ăn các thực phẩm chứa ít purin như rau xanh, bí đỏ, ngũ cốc,…
 
Hạn chế rượu bia, các chất kích thích: Việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh axit lactic trah chấp đào thải khiến axit uric không thể thoát ra ngoài, tích tụ ngày càng nhiều.
 
Giữ cân nặng ổn định ở mức trung bình: Giảm cân và hạn chế tích mỡ, béo phì giúp giảm nồng độ axit uric và hạn chế các cơn gút gấp.
 
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước một ngày.
 
 
Trọng Phan (t/h)
comment Bình luận