Bà bầu nên dùng lươn để tẩm bổ như thế nào để mẹ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển ?

Thịt lươn là một món ăn bổ dưỡng và giá trị dinh dưỡng cao với mọi người kể cả phụ nữ đang mang thai. Vậy phụ nữ mang thai nên ăn lươn sao cho tốt nhất giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển.
16:33 | 17/07/2020

Giá trị dinh dưỡng trong thịt lươn

Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100 gram thịt lươn có tới 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 39 mg canxi, 1.6 mg chất sắt và nhiều loại khoáng chất có lợi khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong lươn rất cao, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các loại thực phẩm giàu vitamin A. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, món lươn còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho mẹ bầu.

Thưởng thức vô số món lươn ngon từ Bắc vào Nam - Ẩm thực

Lợi ích của lươn dành cho mẹ bầu

– Nguồn năng lượng dồi dào: Cứ 100 gram thịt lươn sẽ cung cấp khoảng 300 calorie cho cơ thể, giúp mẹ bầu duy trì các hoạt động bình thường trong ngày và ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.

Bà bầu có nên ăn lươn không?

– Bổ sung protein cho cơ thể: Trung bình, cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1g protein để nuôi dưỡng và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nếu đã chán ăn thịt, cá, lươn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho các mẹ bầu. Theo nghiên cứu, cứ mỗi 100 gram lươn sẽ cung cấp khoảng 18,4 gram protein. Không quá “kém cạnh” so với các nguồn protein đâu mẹ nhé!

Ngăn ngừa nguy cơ thừa cân: A-xít amin arginine trong lươn có tác dụng giảm thiểu sự tích tụ chất béo trong cơ thể, giúp mẹ bầu kiểm soát phần nào mức độ tăng cân khi mang thai.

Bà bầu nên ăn lươn thế nào cho đúng?

– Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ireland, không bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2,6 mg vitamin B12 mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé cưng. Và lươn là một trong số ít thực phẩm có lượng vitamin B12 dồi dào.

– Xương chắc, dáng khỏe: Ngoài canxi, lươn còn chứa một lượng phốt pho dồi dào, giúp bảo vệ xương và răng của mẹ bầu.

Bà bầu ăn lươn sao để không hại?

Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bà bầu ăn lươn nên lưu ý cẩn thận. Vì theo các chuyên gia, giống như ốc, lươn cũng là nơi cư trú của rất nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.

Để “giải quyết” triệt để mối nguy này, dù chế biến theo cách nào, bầu cũng nên đảm bảo lươn đã được làm sạch và nấu chín kỹ, không nên chỉ xào nấu sơ qua. Quan trọng hơn, khi mua lươn ngoài chợ, bầu nên tránh xa những con lươn đã chết hoặc bị ươn. Khi chết, hàm lượng protein trong thịt lươn sẽ chuyển hóa thành một loại chất độc, rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Một số món ăn từ thịt lươn cho bà bầu

Món lươn hầm cho bà bầu

Nguyên liệu

  • 1 con lươn vừa
  • 15 gr đương quy
  • 25 gr đằng sâm
  • 30 gr gân bò mềm

Bà bầu ăn lươn có tốt không, có bị ngộ độc không?

Cách làm:

Lươn bỏ ruột, làm sạch nhớt, cắt khúc vừa ăn. Sau khi sơ chế cho lươn vào nồi đất, cho đằng sâm + gân bò + đương quy vào. Cuối cùng thêm nước vào nấu, khi nào lươn mềm thì nêm gia vị để vừa ăn là được.

Món cháo lươn cho bà bầu

Nguyên liệu làm món chào lươn

  • Thịt lươn 300 gr
  • Gạo nếp 1 nắm
  • Gạo tẻ 1/3 bát
  • Nước hầm xương
  • Gia vị: 1 củ hành, 1 nhúm thì là

Bà bầu nên ăn lươn thế nào cho đúng?

Thịt lươn nhiều mỡ vì thế khi mang thai mẹ nên xào, nấu cháo, hấp … thay vì làm lươn nướng nhé

Cách nấu cháo lươn cho bà bầu

  • Bầu 3 tháng đầu có nên ăn cháo lươn? Có ăn chứ, nhưng khi làm lươn các mẹ nhớ làm sạch, bỏ ruột, làm sạch nhớt, luộc chín, tách thịt và xương ra. Sau đó giã xương lươn rồi lọc lấy nước để hòa cùng nước hầm xương. Đem hỗn hợp trên đun sôi, nước sôi cho gạo tẻ + gạo nếp vào nấu cháo.
  • Trong thời gian nấu cháo, phi hành cho thơm rồi cho lươn vào xào chín, nêm chút gia vị cho thấm. Khi cháo nhừ cho lươn đã xào vào trộn đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn và cho vào chút thì là trên mặt là được.
comment Bình luận