5 điều nên làm để phòng chống dịch theo y học cổ truyền

Virus corona (nCoV) lây lan nhanh và biến chứng nguy hiểm đối với những người già yếu, những người mắc bệnh mạn tính, những người miễn dịch suy giảm.
18:49 | 27/02/2020
Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang Chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam về một số điều nên làm phòng chống dịch theo y học cổ truyền như sau:
 
Việc đầu tiên của phòng chống bệnh là sử dụng các vị thuốc có tác dụng tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, làm ấm cơ thể phòng chống viêm nhiễm đường hô hấp và ức chế virus (phù chính khu tà).

1. Bài thuốc
Bài thuốc:
Tỏi - 15g
Sinh Hoàng kỳ - 25g
Rau má – 20g
Phòng phong – 15g
Nghệ - 15g
Ngũ vị tử - 20g
Mạch môn – 15g
Thiên trúc quỳ - 15g
Gừng – 10g
Thì là – 15g
Bạc hà – 10g
Cây cơm cháy – 10g
Cam thảo – 7g
Cốt khí củ - 15g
 

Ảnh minh họa

Cách dùng:
Cách 1: Đối với người lớn:
- Sắc uống để phòng bệnh 2 ngày 1 thang
- Sắc uống để trị bệnh 1 ngày 1 thang
Trẻ em trên 5 tuổi liều dùng bằng ½ người lớn.

Cách 2: Cắt 5 thang cho vào nồi to sắc cô đặc lấy từ 2-2,5 lít nước thuốc để nguội cho thêm 100ml rượu trắng và 70-100ml mật ong. Đóng vào chai để ngăn mát tủ lạnh mỗi ngày uống 4-5 lần mỗi lần 20-30ml với người lớn, trẻ em từ 10-15ml.

2. Nước uống

Ngoài việc sử dụng bài thuốc trên ra, các bạn có thể tự tay vào bếp làm thức uống “thần kỳ” từ những loại gia vị có sẵn trong bếp để góp phần phòng chống nCoV.

Nguyên liệu:
Gừng: 50g
Tỏi: 50g
Nghệ: 50g
Thì là: 50g
Nước cốt Chanh: 50ml
Sả: 50g
Giấm táo: 50ml
Mật ong: 200ml

Cách thực hiện
Bước 1:
- Thái nhỏ các nguyên liệu gừng, tỏi, nghệ, thì là, sả
- Vắt chanh lấy 50ml nước cốt
Bước 2:
- Xay nhỏ các nguyên liệu với đã thái với nước cốt chanh và giấm táo bằng máy xay sinh tố
Bước 3:
- Đổ hỗn hợp đã xay và mật ong vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi 5 phút. Sau đó để nguội.
Bước 4
- Lọc hỗn hợp lấy nước đun sôi lại lần nữa. Sau đó đổ vào dụng cụ tiệt trùng (chai, lọ thủy tinh hoặc sứ).

Cách dùng:
Mỗi lần dùng 5ml, ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể dùng luôn hoặc pha loãng.
Bảo quản:
Đóng kín, để ngăn mát tủ lạnh.

Công dụng:
Tăng miễn dịch, kích thích tiêu hoá, làm ấm cơ thể, bổ sung vitamin, ức chế virus, phòng tránh cảm cúm và làm sạch mạch máu.

Đây là loại nước uống thơm ngon, cả người lớn và trẻ em đều có thể uống được. Để dễ dàng thực hiện hơn, các bạn có thể xem hướng dẫn bằng video trên kênh Youtube của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường.

3. Nước rửa tay

Theo khuyến cáo của Bộ y tế về việc phòng chống nCoV, trong đó có việc rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Tuy nhiên, với nhu cầu lớn, các mặt hàng này trở nên khan hiếm và tăng giá. Tôi xin giới thiệu công thức làm nước rửa tay “handmade” thảo dược. Đây là loại nước rửa tay giúp diệt khuẩn có thể được sử dụng nhanh mà không cần nước rửa lại.

Công thức:
Gel lô hội 50g (Có thể lấy từ lá lô hội tươi)
Glycerin 10ml
Nước ép húng tây (basil) 5ml
Tinh dầu oải hương 10 giọt
Tinh dầu bạch đàn 10 giọt
 

Cách làm:
Cho gel lô hội vào một cái tô, sau đó thêm từ từ glycerin vào, trộn lại với nhau. Thêm các nước ép húng tây và các loại tinh dầu trộn kỹ lại một lần nữa. Đổ vào bình bơm, dán nhãn, ghi ngày tháng. Hạn dùng tối đa 1 năm, bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng.

4. Canh dinh dưỡng tăng đề kháng

Ngoài dùng thuốc ra, dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống bệnh dịch. Xin giới thiệu với các bạn món canh dinh dưỡng tăng đề kháng, đây là một phương thuốc bổ mạnh mẽ, có chứa nhiều loại protein, chất dinh dưỡng và khoáng chất như arginine, glutamine, calci, magie, phosphor, silic, sulphur chondroitin và glucosamine. Canh giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột cho người sau ốm, suy nhược cơ thể; tăng sức đề kháng.

Công thức:

Hành tây: 1 củ to
Cà rốt: 2 củ
Cần tây: 3 cây
Tỏi: 4 tép
Gà tươi: 1 con
Tầm ma: 2 năm tươi hoặc 1 nắm khô
Húng quế: 5 ngọn
Nguyệt quế (lá bay): 4 lá

Cách thực hiện:

Băm nhỏ các loại rau thơm và tỏi, cho vào nồi lớn với thịt gà và cà rốt thái miếng, sau đó đổ 2 lít nước. Đun sôi, sau đó cho nhỏ lửa, đậy nắp và đun trong 3 – 4 giờ, cho thêm nước nếu quá cạn. Sau khi nấu chín, có thể lấy phần nước canh và bỏ đi phần chất rắn. Sử dụng canh này để làm súp, nước sốt.

Canh dinh dưỡng tăng đề kháng có thể giữ trong hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh có thời hạn sử dụng tối đa 3 ngày, hoặc có thể đông lạnh trong 3 tháng (rã đông trước khi sử dụng).

Phiên bản canh bổ dưỡng thuần chay dành cho người ăn chay, người tu hành có thể thay gà bằng 1 tấm tảo bẹ kombu và 30g rong biển wakame, 100g nấm hương và 50g nụ tầm xuân, đun nhỏ lửa trong 2 – 3 giờ. Sử dụng nước và bỏ phần rắn.

Những thành phần của các bài thuốc, món ăn, thức uống, nước rửa tay trên đều là những gia vị có sẵn, thảo dược quanh vườn và những thứ có thể mua sẵn ở siêu thị.

5.Phở

Phở là món ăn tổ hợp của các chất vị. Trong bát phở có đến 18-20 loại thực phẩm gốc động vật và thực vật tự nhiên. Trong nước dùng phở có hương vị từ các dược liệu thơm như quế, đại hổi, tiểu hồi, đinh hương, thảo quả, hạt mùi, hồ tiêu, gừng, hành ta,... có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, làm sạch mạch máu giúp phòng tránh cúm, kích thích tiêu hóa, chuyển hóa. Một bát phở nóng hổi, hương thơm quyến rũ, khi ăn lại được ăn kèm với giấm tỏi, ớt, chanh, các loại rau thơm… đây đều là những gia vị khi kết hợp với nhau sẽ là một bài thuốc tuyệt vời từ thiên nhiên để tăng miễn dịch và hỗ trợ phòng tránh virus.
 

Để góp phần nâng cao sức đề kháng cho người Việt, người nấu phở cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cho đầy đủ gia vị, điều này vừa giúp tăng hương vị cho món phở truyền thống, vừa giúp đưa phở thành món ăn tốt cho sức khỏe. Nếu cho thêm chút mật ong vào nước phở thì bát phở càng thơm ngon và tăng tác dụng phòng chống bệnh.
 
Tình Vũ ghi
comment Bình luận