4 bước hướng dẫn chăm sóc da mụn ẩn không nên bỏ qua

Bất kể là mùa nào trong năm, làn da của chúng ta cũng luôn đối mặt với vấn đề mọc mụn và nếu không có cách chăm sóc da mụn đúng đắn thì có thể gây viêm nhiễm khiến tình trạng ngày càng xấu đi. Vậy làm thế nào để chăm sóc da mụn một cách hiệu quả nhất? Trong bài này chúng tôi hướng dẫn cho bạn 4 bước chăm sóc da mụn giúp cải thiện tình trạng mụn rõ rệt.
10:23 | 14/09/2020

Và trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn nhé!

1. Nguyên nhân gây ra mụn trên da

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn xuất hiện và làm phiền làn da của chúng ta. Có thể chia thành 2 nhóm yếu tố chính để tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn, đó là yếu tố bên trong và bên ngoài.

♦ Yếu tố bên trong

Thường xuyên gặp stress, tinh thần căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm mất sự cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó có thể gây mụn trên da. Áp lực công việc, cuộc sống bận rộn không có thời gian nghỉ ngơi, lo lắng khi gặp chuyện chưa biết cách xử lí, stress rất dễ tìm đến chúng ta.

Sự thay đổi của Hormone

Khi đến độ tuổi dậy thì, lượng hormone sinh dục sẽ tăng cao hơn, tuyến vã nhờn vì thế mà tăng cường hoạt động, tiết ra theo các tuyến liên tục. Khi gặp các tác nhân tác động đến, làm rối loạn có thể bị tắc nghẽn, lâu dần sẽ hình thành mụn. Ngay cả với các bạn gái, thời kì trước khi đến kì kinh nguyệt, hormone trong cơ thể có thể bị xáo trộn nên cũng dễ có mụn ở trán, cằm báo hiệu sắp bước vào kì kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ

Ăn đồ ngọt, đồ cay nóng hay đồ chiên nhiều dầu mỡ có thể khiến làn da của chúng ta cũng có thể bị mụn. Tuy nhiên nó không đúng hoàn toàn với tất cả mọi người. Song chúng ta cũng nên lưu ý đến nguyên nhân này bởi mụn có thể chưa phát hiện ra ngay lúc đó mà nó tích tụ và đồng loạt khởi nghĩa cùng một lúc ở thời gian sau.

Chúng ta cũng được khuyên hãy đi ngủ sớm và đúng giờ thay vì thức khuya và đi ngủ quá muộn. Điều này vừa ảnh hưởng đến tinh thần vừa cũng là nguyên nhân gián tiếp gây căng thẳng mệt mỏi mà lên mụn.

♦ Yếu tố bên ngoài

Ánh nắng mặt trời

Việc không được bảo vệ khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến làn da bị yếu đi, hàng rào bảo vệ cũng sẽ bị tác động và liên tục trong thời gian dài, đây cũng là nguyên nhân chính gây mụn trên da.

Vi khuẩn xâm nhập

Tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm trong không khí, khí thải từ các phương tiện giao thông khi di chuyển ngoài đường sẽ bám khái dai dẳng trên da. Da không được làm sạch trong các bước chăm sóc có thể làm bít tắc lỗ chân lông, dầu nhờn tế bào da chết tích tụ làm tạo ra cơ hội cho mụn hoạt động.

Sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp

Chứa thành phần gây hại cho da, gây ra phản ứng trên bề mặt hay thực hiện chà xát làm mài mòn da cũng có thể khiến da bị mụn từ sản phẩm chăm sóc, làm đẹp. Nếu chúng ta không chọn sản phẩm phù hợp với loại da, không nhẹ dịu cũng sẽ khiến việc chăm sóc da nói chung hay khắc phục da mụn khó hơn và da có thể chuyển hóa sang da nhạy cảm.

2. Một số loại mụn trên da thường gặp

Có từ 3-4 loại mụn trên da theo phân loại và đặc điểm nhận dạng.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen thường tập trung đầu mũi, 2 bên cánh mũi hay vùng chữ T. Loại mụn nằm trên bề mặt da, tập trung nhiều và xuất hiện lâu có thể làm giãn nở lỗ chân lông, gây mất thẩm mỹ và cảm giác thiếu tự tin cho các chị em. Loại mụn này hình thành bởi yếu tố bã nhờn, bụi bẩn tế bào da chết tích tụ tạo ra loại mụn có đầu màu đen mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Mụn viêm

Khi đã trở thành mụn ẩn và bị tác động từ bên ngoài cộng hưởng nữa sẽ tạo thành mụn viêm nhiễm. Đặc điểm nhận dạng chính là có phần đầu màu giống với mụn trắng, xung quanh đầu mụn sưng, ửng đỏ, tập trung thành mảng lớn. Khu vực thường gặp nhất là 2 bên má hoặc vùng cằm, khi rửa mặt hay skincare sẽ thấy hơi đau khi chạm vào da.

Mụn ẩn

Đúng như tên gọi, mụn này có đặc điểm trú ẩn dưới da và khó mà nhìn thấy đầu mụn. Sau một thời gian ẩn mình sẽ nổi lên phần đốm đỏ mà chúng ta để ý kĩ có thể thấy. Đây cũng là loại mụn cứng đầu khi không khéo léo xử lí có thể trở thành mụn viêm nặng hơn, dễ để lại sẹo và thâm dưới da.

Mụn đầu trắng

Thay vì có mụn đầu màu đen thì lại có đầu màu trắng, trường hợp da bị mụn đầu trắng sẽ làm bít tăc lỗ chân lông do không đẩy được nhân mụn chứa vi khuẩn, bụi bẩn ra bên ngoài. Cần đẩy nhanh tốc độ chín của mụn đầu trắng nhanh chóng lấy được nhân mụn ra ngoài.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và các loại mụn thường gặp, cùng khám phá giải pháp hướng dẫn cải thiện da mụn dễ áp dụng.

3. Giải pháp khắc phục da mụn

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống

Đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và không bị xáo trộn hoạt động bên trong. Từ đó ngay cả thời kì hormone thay đổi cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Thư giãn, thoải mái tinh thần

Thả lỏng, giảm thiểu stress vì công việc hay áp lực thời gian là cần thiết cho bạn. Đặc biệt thời kì trước và trong kì kinh nguyệt, chúng ta nên tự cân bằng chính mình để có sự thoải mái nhất có thể.

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Ngay cả khi làn da chưa bị mụn, chọn sản phẩm chăm sóc da mụn nhẹ dịu, không chà xát làm tổn thương bề mặt da cũng nên được chúng ta cân nhắc. Nó sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho loại da của bạn, ngừa phát sinh nguyên nhân gây mụn.

Bên cạnh đó đối với da mụn, sản phẩm chăm sóc không mùi hương, không chứa thành phần tạo màu và thành phần gây kích ứng sẽ là phù hợp. Một dòng sản phẩm đặc trị da mụn với các bước chăm sóc quy trình sáng – tối bạn có thể tham khảo.

4. Gợi ý các bước chăm sóc da mụn

Bước 1: Làm sạch

Làm sạch luôn là bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da mụn. Có thể vừa kết hợp nước tẩy trang vừa dùng sữa rửa mặt dành cho da mụn đều hoàn toàn được. Vai trò của bước làm sạch rất quan trọng, lấy đi bụi bẩn, dầu thừa giảm tích tụ dưới da gây mụn, đồng thời tăng hiệu quả của các bước tiếp theo.

Bước 2: Loại bỏ tế bào chết BHA

Đây là bước quyết định với làn da mụn khi tế bào da chết là một trong những nguyên nhân gây mụn hàng đầu khi tích tụ thường xuyên và lâu ngày. Sử dụng loại bỏ tế bào chết cụ thể là loại bỏ tế bào chết hóa học BHA chính là gợi ý tuyệt vời cho làn da dầu mụn. Beta Hydroxy Acid hay Salicylic Acid là dạng thường thấy, được nghiên cứu và lựa chọn trong công thức thành phần, thâm nhập sâu dưới da, lấy đi tế bào da chết chết, dầu thừa, tạo độ ẩm trên da một cách tối ưu.

Bước 3: Tinh chất trị mụn

Tại sao phải sử dụng tinh chất trị mụn, đây được coi như nấc thang nhảy vọt để gom cồi, nhân mụn với mụn đã chín và mau chóng khắc phục hệ quả sau mụn tốt hơn.

Bước 4: Dưỡng ẩm (ban ngày và ban đêm)

Da mụn có cần dưỡng ẩm không, chắc chắn câu trả lời là có. Lúc này sẽ xuất hiện câu hỏi: Lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn khó hay dễ?

Câu trả lời như sau: Sẽ là dễ nếu bạn đã xác định được thương hiệu sản phẩm bạn muốn dùng và sẽ là khó nếu bạn chưa biết nên dùng sản phẩm của thương hiệu nào.

comment Bình luận