200 trẻ nhập viện mỗi ngày vì tay chân miệng: BS chỉ 3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh để mẹ không nhầm lẫn

Hôm qua mình vào viện nhi thăm con của chị đồng nghiệp, bé bị tay chân miệng. Trời ơi vào rồi mới biết đợt này dịch tay chân miệng bùng phát ghê thật chứ. Bình thường là 2 bé nằm 1 giường mình đã thấy quá lắm rồi. Ấy vậy mà đợt này còn 3, 4 bé chung một giường cơ mọi người ạ. Mà đấy mới là trẻ điều trị nội trú thôi chứ chưa tính những ca nhẹ nên được cho về nhà đấy. Dạo một vòng đọc báo thì thấy tầm này dịch đang có vẻ bùng phát khá mạnh, các mẹ nhớ đề phòng nhé.
16:42 | 28/10/2020

Dịch tay chân miệng bùng phát, mỗi ngày có hơn 200 bé phải tới viện

Từ đầu tháng 10, số trẻ bị tay chân miệng đến điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu tăng lên. Tại dãy hành lang của khoa Nhiễm – Thần kinh, phụ huynh xếp hàng dài chờ làm thủ tục nhập viện.

Hàng dài bố mẹ đưa con đi viện vì bệnh chân tay miệng. Ảnh: Internet

Theo BS. Dư Tấn Quy (Phó trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh) cho biết: Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 200 bệnh bị chân tay miệng tới khám và khoảng 40 – 50 ca điều trị nội trú. Trong đó thứ 2 luôn là ngày số lượng bệnh nhi bị tay chân miệng nhập viện đông nhất. Hiện tại, bệnh viện có khoảng 51 trẻ điều trị nội trú, tăng từ 5 – 10 ca so với tuần trước.

Một bé (bên trái) bị chân tay miệng phải nhập viện điều trị. Ảnh: Internet

Bên cạnh khu nhập viện các bác sĩ liên tục khám cho bệnh nhi mới nhập viện. Có chừng 50 nhân viên y tế đang làm việc hết công suất mỗi ngày. Vì hành lang không rộng nên phụ huynh chưa tới lượt khám phải ở bên ngoài và bế con đợi.

Nhân viên y tế phải làm việc hết công suất nhưng vẫn không đủ. Ảnh: Internet

BS. Tiêu Châu Thy cho biết: Nhân viên y tế trực nhiều khi không có thời gian để ăn trưa vì bệnh nhi quá đông. Các phòng bệnh của khoa Nhiễm – Thần kinh đều đông đúc bệnh nhi. Một phòng riêng chỉ dành cho bệnh nhân bị tay chân miệng có diện tích chừng 30m2, lúc đông thì có tới 20 bé điều trị. Mỗi giường bệnh hiện có 2 – 3 bé nằm chung điều trị, lại thêm người thân chăm sóc nữa nên khiến căn phòng luôn đông đúc, chật chội.

Theo các bác sỹ, biểu hiện của bệnh là tay chân miệng nổi nhiều mụn nước kèm sốt cao, có giật thường xuyên, trẻ nôn ói, bỏ bú… Khi thấy bé có triệu chứng này cha mẹ cần cho bé nhập viện điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh nhi nằm cộng với người nhà chăm sóc khiến căn phòng trở nên chật chội. Ảnh: internet

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng khá điển hình khó nhầm lẫn với các bệnh khác mà mẹ nên nhớ kĩ:

Các bác sĩ cho biết, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng rất đặc trưng và dễ nhận biết. Thường thì sau 1 – 2 ngày ủ bệnh bé sẽ phát bệnh vào ngày thứ 2 với các triệu chứng sau:

+ Trẻ bị sốt:

Đây là dấu hiệu đầu tiên của những đứa trẻ bị chân tay miệng. Đây được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại. Tùy theo thể trạng của trẻ mà bé sẽ biểu hiện sốt cao hoặc sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, sốt mãi không đỡ bạn nên đưa bé đi bệnh viện vì nó có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé, dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường.

+ Xuất hiện tổn thương trên da:

Da bé có thể xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ tại lòng bàn tay, bàn chân, khoang miệng, lưỡi… Những mẩn đỏ này gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu khi bị vỡ ra.

+ Mệt mỏi, chán ăn:

Khi bé bị bệnh tay chân miệng thì sẽ có biểu hiện chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thậm chí có bé còn bị tiêu chảy nặng.

Ngoài ra, trẻ còn có thể có những triệu chứng khác như:

+ Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ.

+ Bồn chồn

+ Ngủ không ngon giấc, hay giật mình hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

+ Hay bị chảy nước dãi liên tục vì đau họng

+ Chỉ ăn thức ăn dạng lỏng và uống đồ lạnh

Nguồn: Tổng hợp

comment Bình luận